Project Manager Có Cần Technical Skills Hay Không?
Management Skills là kỹ năng quan trọng mà một Project Manager cần có, vậy Technical có phải là yếu tố quyết định thành công hay không?
Khi nói đến vai trò Project Manager (PM) có một câu hỏi quan trọng luôn được đặt ra: PM có thực sự cần Technical Skills không? Hay họ chỉ cần tập trung vào Management Skills để điều phối dự án?
Câu hỏi này không hề đơn giản, bản thân mình đã được hỏi cũng như trao đổi với rất nhiều PM trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Đã có rất nhiều các cuộc thảo luận chuyên môn để chỉ ra nhiều quan điểm khác nhau. Tuy nhiên nhìn chung, đa phần mọi người đều đồng tình rằng technical expertise là điều không thể thiếu dù bạn làm việc ở một startup hay tập đoàn lớn, bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn những technical skills nào quan trọng và cách xây dựng năng lực quản lý dự án bền vững trong tương lai.
Technical Skills Là Gì?
Khi nói về technical skills, chúng ta không đơn giản đề cập đến việc sử dụng thành thạo Excel, Word hay Powerpoint, đó là những kỹ năng tin học văn phòng mà ít nhất khi tốt nghiệp đại học bạn đều đã biết.
Technical Skills được hiểu là những kỹ năng trong các lĩnh vực kỹ thuật, chẳng hạn như lập trình và quản lý cơ sở dữ liệu.
Ví dụ:
Biết lập trình bằng Python, Java, C++ để phát triển phần mềm.
Hiểu cách thiết kế, quản lý và tương tác với databases bằng SQL.
Phân tích dữ liệu, sử dụng cloud platforms như AWS, Azure, hoặc hiểu về cybersecurity threats.
Tuy nhiên, Technical Skills ở các lĩnh vực khác nhau cũng sẽ có sự khác nhau:
PM trong lĩnh vực phần mềm cần hiểu về software development, APIs, cloud computing.
PM trong xây dựng cần biết về AutoCAD, quy chuẩn xây dựng, quản lý công trường.
PM trong lĩnh vực sản xuất cần biết về Lean Manufacturing, Six Sigma, Supply Chain Management.
Tại Sao Project Manager Cần Một Mức Độ Technical Skills Nhất Định?
Mặc dù Management Skills là một yếu tố cốt lõi, nhưng có nhiều lý do để PM vẫn cần trang bị một mức độ hiểu biết về kỹ thuật:
Hiểu đúng vấn đề kỹ thuật để dễ dàng đưa ra quyết định: Khi PM đọc các report từ team hay trao đổi issue với team thì PM cần đủ kiến thức để hiểu và đánh giá chính xác thay vì chỉ dựa vào các con số hoặc thuật ngữ phức tạp.
Tạo sự tin tưởng cho team: Một PM có kiến thức kỹ thuật, luôn dễ dàng tạo niềm tin cho team, đôi khi cá nhân mình còn chia sẻ tư duy lập trình để team hiểu rõ hơn về cách tối ưu code.
Học hỏi và thích nghi với ngành mới: Keyword 2025 dành cho PM đó là sự thích nghi, một PM sẽ dễ dàng thích nghi trong các lĩnh vực khác nhau nếu có nền tảng kỹ thuật cơ bản.
Dễ dàng engage với stakeholder: Một điều quan trọng khi trao đổi với khách hàng, họ sẽ đưa ra các yêu cầu business bạn cần nhanh chóng đánh giá được tính khả thi và chia sẻ ngay cùng khách hàng. Chứ đừng để bản thân mình biến thành một forwarder chuyển thông tin từ client sang development team.
Dưới góc nhìn cá nhân, mình thấy rằng có hiểu biết về công nghệ giúp PM làm việc hiệu quả hơn.
Ví dụ, mình đang phụ trách một Project về E-commerce, ngoài công việc quản lý dự án trong team, mình còn:
Hỗ trợ UI/UX trên Figma cho Design => Từ đó giúp mình tự chỉnh sửa các thiết kế nhỏ nếu cần thiết.
Trả lời ticket khách hàng trên Intercom => Hiểu khách hàng đang complain điều gì và điều chỉnh hướng phát triển product cho phù hợp.
Phân tích hành vi người dùng qua Mixpanel => Phát hiện một số issue từ thói quen và từ đó cải thiện.
Theo Melody MacKeand, Founder của một consulting firm:
“PMs ở công ty nhỏ thường cần nhiều Technical Skills hơn vì phải đảm nhiệm nhiều vai trò. Trong công ty lớn, sẽ có team chuyên trách từng mảng.”
PM Nên Làm Gì Nếu Không Có Background Technical?
Trước tiên, đừng quá lo lắng về điều này, thực ra không phải tất cả PM đều có background tech đâu, mình quen rất nhiều PM, họ có background kinh tế, tài chính, ngân hàng nhưng khi chuyển sang làm PM cho mảng công nghệ, họ vẫn có thể đảm bảo hoàn thành dự án đúng hạn và đạt thành công, à nếu chưa biết thế nào là Project Success thì hãy xem lại bài trước của mình nhé.
Một số điều mà mình nghĩ cần thiết nếu bạn là một PM non-tech nhé:
Thực ra bạn không cần phải biết viết code nhưng cần hiểu thuật ngữ để giao tiếp với team. Ví dụ: Biết API là gì sẽ giúp PM hiểu cách hệ thống kết nối với nhau.
Thử nghiệm với các công cụ No-code, hiện nay có rất nhiều công cụ No-code có thể giúp bạn hiểu rõ được cách hoạt động của phần mềm như Webflow, Bubble, Airtable. Hoặc bạn có thể sử dụng các AI tool như ChatGPT để hỏi trực tiếp cách website hay ứng dụng hoạt động.
Thường xuyên đọc các nguồn thông tin từ các trang web liên quan tới công nghệ như substack, medium. Tìm kiếm các bài báo kỹ thuật để hiểu rõ hơn về các nội dung liên quan đến công nghệ.
Học hỏi từ technical leader, thông thường sẽ có các anh tech lead, hãy học từ họ, trao đổi thường xuyên với họ, đặt ra những câu hỏi bạn thắc mắc và nhờ họ cung cấp keyword hoặc nguồn để tìm hiểu.
Kỹ năng quan trọng đối với PM trong tương lai là gì?
Một bài viết trên Thread gần đây của mình có đề cập tới các kỹ năng mà cá nhân mình, cũng như nhiều chuyên gia nhận định là sẽ cần thiết đối với một PM trong tương lai.
Technical Problem-Solving: PM cần có khả năng tư duy và giải quyết vấn đề, phân tích tình huống và có góc nhìn đa chiều, từ đó kết hợp với technical team để đưa ra giải pháp phù hợp và quản lý các risk và ảnh hưởng liên quan.
Prompt Engineering: Theo Gartner, đến năm 2030, 80% công việc quản lý dự án sẽ do AI đảm nhiệm. PM cần hiểu AI có thể hỗ trợ dự án như thế nào, cần biết cách tận dụng các công cụ AI để tối ưu thời gian xử lý công việc và tạo ra các output chất lượng.
Communication: Giao tiếp là chìa khóa để đảm bảo rằng tất cả các bên liên quan hiểu rõ về mục tiêu, phạm vi và tiến độ dự án. Một PM giỏi cần biết cách truyền đạt thông tin rõ ràng, mạch lạc và tạo động lực cho đội ngũ.
Adaptability: Trong môi trường công nghệ không ngừng thay đổi, Adaptability là kỹ năng quan trọng giúp PM điều chỉnh chiến lược và quy trình làm việc để đạt hiệu quả tốt nhất.
Kết Luận
Câu hỏi không phải là PM có cần Technical Skills không, mà là cần những kỹ năng nào và mức độ cần thiết như thế nào.
Cần trau dồi cả Management lẫn Technical Skills—bạn không cần giỏi nhất, nhưng nên biết đủ để hiểu, phát hiện vấn đề và khi nào cần nhờ chuyên gia. Và trên hết, khả năng học hỏi và thích ứng chính là kỹ năng quan trọng nhất của một PM trong thời đại số!
Lời khuyên cuối cùng: đó là sự linh hoạt! Nếu bạn là PM trong lĩnh vực kỹ thuật, hãy học một chút về công nghệ. Nếu bạn giỏi kỹ thuật nhưng muốn làm PM, hãy tập trung phát triển Managerial Skills.
Khi là 1 PM non-tech - nếu mình đã có thể mạnh về Con người, hoặc Data. Hãy áp dụng thế mạnh đó vào công việc, thời gian rãnh đọc càng nhiều càng tốt về Doccumentation Kỹ Thuật và hỏi thật nhiều với khách hàng. Nhiệm vụ của PM là có khả năng Take In Charge những vấn đề mà khách hàng muốn thay đổi trong Software và nói chuyện với Team DeV. Xu thế ngày nay đã khác xưa, nên Non-Tech cũng không nên quá sợ, cái khó nhất là quản trị cảm xúc khi challenge come. Thanks bài viết của anh.